KẼ LƯỜI BIẾNG… KHÔNG BAO GIỜ THÀNH CÔNG TRONG YOGA.

KHÔNG KIÊN TRÌ, THƯỜNG CHÁN NẢN

Những mục đích tốt đẹp của cuộc đời, những ý định tốt cho tương lai, thường là không khó, nhưng bao giờ cũng cần phải có một thời gian dài để thực hiện. Nó khó là ở chỗ chúng ta làm thế nào giữ được sự kiên trì, kiên nhẫn để theo đuổi tới cùng phương pháp mà mình đã chọn.

Thường là khi bắt đầu làm một việc gì đó, lúc đầu thì rất hăng say và chăm chỉ, nhưng chỉ đến một lúc nào đó sẽ tự nhiên bỏ cuộc. Bản tính con người thường là như vậy, vì vậy khi tập Yoga ta cần phải biết cách chế ngự tính chán nản. Mỗi ngày tập vào giờ nào thì nhất định phải tập đúng giờ đó, không vì thấy chưa có kết quả mà bỏ dở sự tập. Tập Yoga thời gian phải tính bằng năm, hoặc nhiều hơn nữa. Sự kiên nhẫn sẽ giúp cho ta thành công trong cuộc đời, và sự thành công ấy đối với người kiên nhẫn không có gì là khó khăn lắm. Thời gian đối với chúng ta thật là quý báo, thời gian “không đứng đợi”, nhìn qua nhìn lại chẳng mấy chốc thấy mình đã già, mà sự nghiệp để lại chỉ là con số không, rốt cuộc ta thấy ta không bằng một giọt nước. Ta đã thất bại vì ta không chọn được mục đích để theo đuổi, hay là khi chọn được mục đích rồi lại không đủ kiên nhẫn để theo tới cùng. Ta thường hay thay đổi ý định, hôm nay chọn mục đích này, ngày mai chọn mục đích khác. Các vĩ nhân là những người đã biết chọn một mục đích và theo đuổi mục đích đó cho đến lúc thành công.

SỰ AN TOÀN TRONG KHI TẬP YOGA

Yoga không phải là đứng bằng đầu [động tác trồng chuối] hay vắt chân trên cổ [động tác bào thai]. Yoga không phải là uốn dẻo mà một người có thể thực hiện được tất cả các tư thế. Yoga không có phô trương, không phải là nơi để ta thể hiện bản lĩnh để được thầy khen hay được bạn bè ngưởng mộ, thán phục. Hãy lấy nguyên tắc hàng đầu trong việc tập luỵện Yoga, đó là “SỰ AN TOÀN”.

Điều quan trọng là bạn không nên có ý ganh đua với bạn cùng lớp [nếu tập chung với nhau], chỉ nên tập trong phạm vi cho phép của chính mình. Cố gắng từ từ mở rộng giới hạn của cơ thể nhưng không vượt quá mức, và nhớ rằng trong chúng ta mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu, có những động tác rất dễ dàng với mình nhưng rất khó với người khác, và ngược lại có những động tác mình thực hiện rất khó nhưng đối với người khác rất dễ dàng [BẤT TOÀN].

Ngay cái điểm bất toàn này, tôi cũng rút ra một quan điểm sống. “NGƯỜI TRÍ CŨNG CÓ LÚC NGU, VÀ NGƯỜI NGU CÓ LÚC CŨNG CÓ TRÍ”. Ngu và trí cũng là nhị nguyên, là đối đãi, nương tựa vào nhau mà xác lập, chẳng có gì là quan trọng. Không tôn sùng cái trí mà cũng chẳng khinh rẽ cái ngu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*