VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY VÀ NGƯỜI TRÒ TRONG PHẬT GIÁO. BÀI 1

Phần 1…

Trong thời buổi nhiễu nhương, vàng thau lẫn lộn, người đến chùa cũng lẫn lộn trắng đen. Nói thế không có nghĩa là để chỉ trích bất cứ ai cả mà chỉ muốn nêu lên vai trò vô cùng quan trọng của các vị thầy tức là tăng đoàn nói chung, trước sự tồn vong của Đạo Pháp. Trong xã hội ngày nay, con người chỉ biết lo miếng cơm manh áo và đua đòi vật chất, đối với việc tu học giúp biến cải tâm thức và mang lại cho mình một cuộc sống tâm linh phong phú hơn, thì may lắm là họ chỉ còn đủ thời giờ để thỉnh thoảng “nhìn vào” hay “trông vào” người thầy.

Mối quan hệ thầy trò trong Kinh Thiện Sinh và những vấn đề đặt ra trong giáo dục hiện nay

Đức Phật đã tịch diệt hơn hai mươi lăm thế kỷ, và chỉ còn lại Đạo Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay. Thế nhưng Đạo Pháp thì lại vô cùng sâu sắc, đa dạng và khúc triết, đấy là chưa kể đến các sự biến dạng và thêm thắt trên mặt giáo lý cũng như các phép tu tập đã được “sáng chế” thêm để thích nghi với thời đại, bản tính và sự bám víu của con người. Muốn đến gần với Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn ngày nay thật hết sức khó.

Phần đông những người đến chùa thì chỉ nhìn vào các vị thầy đứng “chắn ngang” trước bàn Phật, họ không tìm cách trông thấy Phật sau lưng các vị ấy, và cũng chẳng cần biết giáo lý của Đức Phật là gì. Trong thời buổi nhiễu nhương, vàng thau lẫn lộn, người đến chùa cũng lẫn lộn trắng đen. Nói thế không có nghĩa là để chỉ trích bất cứ ai cả mà chỉ muốn nêu lên vai trò vô cùng quan trọng của các vị thầy tức là tăng đoàn nói chung, trước sự tồn vong của Đạo Pháp. Trong xã hội ngày nay, con người chỉ biết lo miếng cơm manh áo và đua đòi vật chất, đối với việc tu học giúp biến cải tâm thức và mang lại cho mình một cuộc sống tâm linh phong phú hơn, thì may lắm là họ chỉ còn đủ thời giờ để thỉnh thoảng “nhìn vào” hay “trông vào” người thầy. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là người thầy trong xã hội ngày nay có còn đáp ứng được sự mong mỏi – dù chỉ thật hời hợt và phiến diện – của họ hay không? Sự thật đôi khi cũng phũ phàng đối với người tu hành và cả người thế tục. Chẳng qua tất cả cũng chỉ vì thời cuộc đổi thay và hoàn cảnh đưa đẩy họ mà thôi. Dưới một khía cạnh nào đó thì chẳng phải là lỗi của ai cả, nhưng dưới một khía cạnh khác thì cũng có thể xem là lỗi của tất cả.

Người thầy là vị đại diện cho Đạo Pháp, người thế tục thì còn phải vật lộn với cuộc sống. Người thầy lo chưng dọn bàn thờ và chờ người thế tục đến cúng dường, người thế tục làm ăn vất vả và luôn lo sợ phường khóm đến “quyên” trăm thứ. Mỗi người một mối lo: miếng ăn là trước nhất, giáo lý và Đạo Pháp đã có người khác lo. Người tu hành có còn ý thức được ý nghĩa cao cả của chiếc áo mà mình khoác lên người hay không? Người thế tục có còn ý thức được là ngoài miếng ăn nuôi thân xác còn phải cần đến những món ăn tinh thần tinh khiết hơn, giúp mang lại một ý nghĩa nào đó cho cuộc sống của mình hay không? Chính vì các mối quan tâm ấy mà hai bài ngắn sau đây đã được chọn và phiên dịch. Một bài do Đức Đạt-lai Lạt-ma giảng dạy, một bài góp nhặt một số câu thuyết giảng của nhà sư Thái Lan quá cố là Ajahn Chah (1918-1992).

Bài giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma được dựa vào một tập luận nổi tiếng của Tây Tạng là Lamrim (nguyên nghĩa là Con đường đưa đến giác ngộ). Độc giả có thể xem bản gốc bằng tiếng Pháp của bài này trên trang web: http://www.buddhaline.net/Reconnaitre-les-competences-du. Bài thứ hai được trích từ một quyển sách nổi tiếng là No Ajahn Chah (Không hề có Ajahn Chah), độc giả có thể đọc bài trích dẫn này bằng tiếng Pháp trên trang web: http://www.buddhaline.net/Le-maitre, hoặc cũng có thể đọc toàn bộ quyển sách này với tựa là “Qui est Ajahn Chah?” (Thế ai là Ajahn Chah?) trên trang web:http://www.dhammadelaforet.org/sommaire/no_ajahn/no_ajahn.html, do bà Jeanne Schut dịch, bà là một Phật tử người Pháp rất trung kiên và tích cực, tu tập theo truyền thống “Tu Trong Rừng” đã từ hơn 30 năm nay. Ngoài ra độc giả cũng có thể xem toàn bộ bản tiếng Anh của quyển sách”No Ajahn Chah” trên trang web:http://www.ajahnchah.org/pdf/no_ajahn_chah.pdf.

Bài 1

Làm thế nào để xác định khả năng của một người Thầy

Đức Đạt-lai Lạt-ma

Trong việc quảng bá sự hiểu biết, vai trò của người Thầy thật hết sức cần thiết, thế nhưng người Thầy thì cũng phải có đầy đủ khả năng. Vì thế thật hết sức quan trọng là người thầy phải có một số vốn liếng sâu rộng về kinh điển, đã đạt được nhiều kết quả tu tập cũng như các sự chứng nghiệm bản thân về giáo lý, được như thế thì họ mới có thể truyền đạt lại cho kẻ khác được. Tuy nhiên mục đích trước tiên của giáo huấn Phật Giáo là kỷ cương đạo đức, vì thế dù có hội đủ các tiêu chuẩn trên đây đi nữa, thế nhưng nếu một người thầy chưa hoàn toàn chủ động được tâm thức mình thì số vốn liếng hiểu biết trên đây cũng sẽ chẳng mang lại ích lợi gì cho kẻ khác. Người thầy phải đạt được tất cả các cấp bậc tu tập cần thiết, và trên phương diện hiểu biết kinh điển thì cũng phải trội hơn các đệ tử của mình.

Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được các điều kiện đó? Phải thực hiện ba phép tu là trau dồi đạo đức (tu giới), tập trung thiền định (tu định) và phát huy trí tuệ (tu tuệ). Nhất là người giảng dạy, dù là người tu hành hay thế tục, đều phải phát nguyện giữ gìn kỷ cương đạo đức giúp mình chủ động các giác cảm của mình (tức kiểm soát các sự thúc đẩy và đòi hỏi của bản năng). Nếu không thì các giác cảm cũng sẽ chẳng khác gì như một đàn ngựa hoang, sẽ xui khiến mình vi phạm vào các hành vi thiếu đạo hạnh. Một người giảng dạy phải biết lắng sâu vào thể dạng tĩnh lặng của thiền định, tức là phép tập trung vào một điểm, là phương pháp duy nhất giúp mình tránh khỏi mọi sự xao lãng tâm thần gây ra bởi các sự xáo động của bối cảnh chung quanh và sự bạc nhược trong tâm thức mình. Hơn nữa người giảng dạy cũng phải đạt được trí tuệ mang lại từ lòng vị tha và phải quán nhận được Tánh Không của sự hiện hữu tự tại, đó là những gì thật cần thiết giúp mình loại bỏ các thứ xúc cảm tiêu cực, có thể khiến cho dòng luân lưu của tri thức mình trở nên chai lì và cằn cỗi. Ngoài ra người giảng dạy cũng phải thực hiện được bản chất vô ngã của chính mình, ít ra là trên phương diện lý thuyết, nhờ vào việc học hỏi trong kinh sách.nguoiphattu.com

Nhằm giúp cho việc giảng dạy được hữu hiệu người thầy phải có một kiến thức thật bao quát về kinh điển cũng như các đường hướng giáo huấn khác biệt nhau (tức các học phái và tông phái khác). Chỉ khi nào đã tạo được cho mình hành trang trên đây thì quý vị mới có thể khơi động được sự ham thích học hỏi nơi người trò. Trong khi thuyết giảng quý vị phải được thúc đẩy bởi lòng mong cầu sao cho các môn đệ của mình tìm thấy được nhiều an vui hơn. Lòng từ bi đối với họ phải luôn dâng trào trong lòng mình, và nhất là phải loại bỏ mọi mối quan tâm mang tính cách cá nhân (mặc cảm hoặc đắn đo chẳng hạn) khi phải thuyết giảng các khái niệm khúc mắc trong giáo lý, nhờ đó mình cũng sẽ ngày càng vững tin hơn mỗi khi phải đề cập đến các khái niệm thật sâu sắc ấy.

Nếu quý vị thật lòng muốn giảng dạy thì nhất thiết phải hội đủ các phẩm tính trên đây. Đối với các môn đệ cũng thế, thật hết sức quan trọng là phải nhận biết được các phẩm tính ấy hầu giúp mình tìm một người thầy xứng đáng. Nếu không tìm được ai cả, thì quý vị nên chọn người nào mang nhiều phẩm tính hơn so với các khiếm khuyết của họ.

Khắp nơi trên thế giới không thiếu những người Tây Tạng tìm mọi cách để giảng dạy, thế nhưng trong số họ nhiều người chưa đủ tư cách để đảm trách việc ấy. Các người tu tập phải thật cảnh giác và phải lánh xa. Không nên nhắm mắt lao bừa. Phải tìm hiểu trước đã. Thật vậy, người thầy giảng dạy phải có khả năng phân tích thật mạnh, và người đệ tử thì cũng phải nhận thấy được phẩm tính đó để chọn một người thầy cho mình. Mục đích của việc giảng dạy là mang lại cho người nghe các liều thuốc hóa giải ba thứ nọc độc là: tham dục, hận thù và vô minh. Do đó trí tuệ thật hết sức cần thiết (tham dục, hận thù và vô mình thuộc lãnh vực tâm thần, do đó các liều thuốc hóa giải cũng phải thuộc vào lãnh vực tâm thần. Không có một sức mạnh bên ngoài nào có thể thực hiện được việc đó, ngoài trí tuệ phát sinh từ sự luyện tập tâm thức của chính mình).

Kunu Lama Tenzin Gyaltsen (1895-1977, một vị thầy Tây Tạng thật uyên bác, không ngả theo một tông phái hay học phái nào cả) có kể lại với tôi một câu chuyện như sau về một vị đại sư có tiếng của tỉnh Kham thuộc vùng tây nam Tây Tạng là Patrul Rinpoché (1808-1887, một vị lạt-ma thuộc Ninh Mã Phái – Nyingmapa), và vị này rất ngưỡng mộ nhà sư thông thái Tịch Thiên (Shantideva) tác giả tậpHành Trình đến Giác Ngộ (Bodhicharyavatara). Patrul Rinpoché là một người tu hành chân chính, sống một cuộc sống thật đơn sơ. Nhiều người tu hành thường kéo nhau đến quấy rầy ông, dân chúng cũng muốn được tiếp kiến ông ta. Quá mệt mỏi với các chuyện ấy, ông bèn trốn sang một ngôi làng khác và xin tá túc trong một gia đình nọ. Bà chủ gia đình thuê ông giúp việc nhà. Ông lau nhà, dọn dẹp, không nề hà bất cứ việc gì, kể cả việc đổ bô dơ bẩn. Vài hôm sau các nhà sư quen biết ông tìm đến ngôi làng này. Họ hỏi thăm người phụ nữ chủ gia đình xem có thấy vị lạt-ma của họ đi ngang đây không. Bà này bèn hỏi dáng dấp ông ấy thế nào. Sau khi nghe các vi sư đi tìm mô tả diện mạo vị lạt-ma của họ, thì người phụ nữ hiểu ngay là trước đây mình đã xử sự thật sai trái và vô cùng hối tiếc.nguoiphattu.com

Các vị lạt-ma đích thật chẳng hạn như Patrul Rinpoché lúc nào cũng là những người thật khiêm tốn, dù có thật nhiều khả năng phi thường. Chữ lama (lạt-ma) trong tiếng Phạn có nghĩa là một vị đạo sư (guru / vị thầy tâm linh) “thượng thặng”, một người tu hành đã tạo được cho mình nhiều phẩ

m tính thật sâu sắc hầu giúp mình thực hiện các nghĩa cử cao đẹp. Ngày nay nhiều vị lạt-ma không còn giữ được các phẩm tính ấy. Chiếc ngai thuyết giảng của họ thật cao, chiếc mũ trên đầu thật uy nghi, thế nhưng các khả năng tâm linh của họ không xứng đáng với những thứ ấy.

Vì thế khi nào quý vị tìm được một vị thầy xứng đáng thì phải quý trọng vị ấy (vì họ rất hiếm). Và trong trường hợp này thì quý vị cũng nên đem những lời giảng dạy của vị ấy ra thực hiện, vì đấy là cách tỏ bày lòng quý mến của mình đối với vị ấy.

Vậy phải thuyết giảng như thế nào

Người thuyết giảng giáo lý Phật Giáo phải được thúc đẩy bởi lòng quyết tâm sâu xa giúp đỡ kẻ khác. Một trong các vị thầy đầu tiên của học phái Cam Đan (Kadampa) cho biết rằng mỗi khi đứng ra thuyết giảng thì trước đó vị ấy luôn ngồi xuống thiền định về vô thường (những lời thuyết giảng của mình là vô thường, danh vọng là vô thường, người nghe là vô thường, chính mình là vô thường, tất cả đều là vô thường. Đã là vô thường thì tất cả cũng chỉ là khổ đau mà thôi, do đó việc thuyết giảng phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi thật rộng lớn), dù bận rộn và chỉ ngồi thiền được một lúc đi nữa. Vị ấy nêu lên một tấm gương hết sức tuyệt vời, thật vậy việc thuyết giảng phải được thúc đẩy bởi một động cơ thật chính đáng. Không nên xem việc giảng dạy là một phương tiện trục lợi, không được nhận thù lao hay bất cứ một hình thức phục vụ nào, hoặc tệ hại hơn nữa là trong thâm tâm mong cầu sẽ được nổi tiếng. Nếu quý vị thuyết giảng với chủ đích nhận được thù lao thì đấy chỉ là một cách buôn bán giáo lý. Quả thật không có gì kinh tởm hơn, thay vì là một sự giúp đỡ thì việc thuyết giảng của mình chỉ tạo ra thêm tai hại khác mà thôi (người khác trông thấy sự buôn bán của mình sẽ khinh thường mình và xa lánh Đạo Pháp). Sự giảng dạy bề ngoải có vẻ như mang một mục đích tốt đẹp, thế nhưng bên trong lại cũng chỉ là một hình thức trục lợi thúc đẩy bởi bản năng. Vị thầy Ghede Sharapa (còn gọi là Sharapa Yönten Drak, 1070-1141, là một vị đại sư thuộc học phái Cam Đan) từng nói rằng:nguoiphattu.com

“Chúng ta chỉ nên gọi là đạo sư (guru) các vị nào chỉ biết chăm lo thuyết giảng mà không mảy may mong đợi bất cứ một sự hồi đáp bằng hiện vật nào. Các vị nào nhắm vào lợi lộc đều không phải là các vị đạo sư chân chính, họ chỉ gây thêm đổ vỡ cho những người tu tập thực lòng mong cầu đạt được giải thoát mà thôi”.

Vào thế kỷ XVII, một vị lạt-ma của học phái Ninh Mã (Nyinmapa) thuộc truyền thống Đại Hoàn Thiện của Phật Giáo Tây Tạng, cho biết rằng ông không cưỡi ngựa để di chuyển (nên hiểu là xứ Tây Tạng rất hiểm trở, việc di chuyển thật khó khăn, dùng ngựa để di chuyển là một phương tiện thuận lợi và ít nguy hiểm hơn), cũng không ăn thịt (tốn kém) và nhất quyết không nhận bất cứ một vật cúng dường nào nhằm hồi đáp lại các buổi thuyết giảng của minh. Tôi luôn nhắc nhở những người chung quanh tôi là tiền cúng dường và bán vé là để trang trải việc tổ chức, nếu thừa ra thì phải dùng vào việc từ thiện.

Trước khi ngồi xuống thuyết giảng thì phải nghĩ đến người thầy của mình trước đây đã từng ban cho mình sự hiểu biết, phải tưởng tượng người ấy đang ngồi vào chỗ mà mình sắp ngồi vào để thuyết giảng, sau đó thì chắp tay vái lạy người ấy ba lạy. Đấy là cách giúp người người thầy biết quý trọng nguồn gốc giáo lý và những lời giảng dạy mà mình đã được thụ hưởng trước đây. Trước khi ngồi lên bục thuyết giảng (một chiếc sập nhỏ và thấp, trải thảm và trang trí) tôi luôn hình dung vị thầy của tôi là Ling Rinpoché (còn gọi là Kyabjé Ling Rinpoché, 1903-1983, là một vị lạt-ma thuộc dòng tái sinh của học phái Cách Lổ – Guelougpa – và là vị giám hộ quan trọng nhất của Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV) đang ngồi trên chiếc ngai ấy và tôi cúi lạy thầy tôi trước khi ngồi xuống, rồi sau đó thì tôi thầm đọc câu sau đây trong kinh Kim Cương:

Bất cứ một sự vật nào hiện hữu nhờ vào điều kiện (1),

Cũng chỉ tương tự như một vì sao lấp lánh (2),

Một ảo ảnh phát sinh từ một con mắt bệnh hoạn,

Một ngọn lửa đang lung lay của một chiếc đèn dầu,

Một ảo giác ma thuật,

Một giọt sương mai, một bong bóng nước, một giấc mơ hay một áng mây bay.

(1) có nghĩa là một hiện tượng khi đã được phát sinh từ nguyên nhân, thì bắt buộc phải tạo ra quả và quả sẽ trở thành các nguyên nhân khác để tạo ra các quả khác.

(2) dù là một vì sao thế nhưng nó cũng chỉ hiện ra như một đốm sáng mong manh. Đối với các nhà thiên văn học ngày nay thì ánh sáng của một số ngôi sao khi đến được địa cầu thì những ngôi sao ấy có thể cũng đã nổ tung và biến mất từ lâu rồi.

Sau đó thì tôi nghĩ đến sự tan biến của mọi hiện tượng và tính cách vô ngã của con người. Tôi liền bật hai ngón tay phát ra một tiếng khô khan nhằm nhắc nhở tôi là rồi đây tôi sẽ sớm bước xuống chiếc ngai này. Đấy cũng chính là cách che chở tôi trước sự quan trọng mà người ta thường gán cho tôi.

Một vị thầy, dù là nam hay nữ giới, phải xem mình mang trọng trách của một vị lương y, việc thuyết giảng là phương thuốc chữa lành và người nghe là các bệnh nhân cần phải được kê toa. Việc giảng Pháp không được mang tính cách vị nể (condescendance / condescension / nể nang, tự hạ thấp mình hay tỏ ra trên trước) đối với cử tọa, thật vậy hết sức khó tránh một sự tự cao nào đó. Nếu quý vị cư xử bình đẳng với các người trò của mình thì những lời giảng huấn sẽ được kính trọng và sẽ mang lại một sự hiểu biết sâu xa, phản ảnh được lòng nhân từ của tất cả mọi người. Người thầy không được phép ganh tị (trước sự thành công của người khác) dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua, hoặc là lo ngại người khác có thể trội hơn mình về mặt tâm linh. Hoãn lại hay đình lại một buổi giảng huấn đôi khi cũng là việc nên làm. Nhất là không được thối chí vì phải lập đi lập lại bất tận một vài khái niệm nào đó trong giáo lý, phải chủ động được sự hiểu biết của mình và phải luôn phát huy sự chú tâm, sửa đổi chính mình và nhận thấy được các sai lầm của kẻ khác. Với tinh thần đó, việc thuyết giảng mới có thể phản ảnh được lòng vị tha và mang lại lợi ích. Thái độ hành xử ấy sẽ giúp quý vị đạt được giác ngộ, và khả năng giúp đỡ kẻ khác của quý vị cũng sẽ nhờ đó mà gia tăng thêm: đấy là cách mang lại cho quý vị một niềm hạnh phúc nội tâm sâu xa nhất.

Trước mỗi buổi giảng nên tắm rửa và mặc quần áo sạch sẽ. Sau đó tìm một nơi yên tịnh và êm ả để tụng niệm bản Tâm Kinh nhằm giúp tâm thức tránh bớt các tác động có thể ảnh hưởng đến việc thuyết giảng của mình (ý thức được ý nghĩa của Tánh Không trong Tâm Kinh sẽ giúp mình bớt bám víu vào những gì mình sắp thuyết giảng và không chờ đợi các kết quả có thể mang lại từ sự thuyết giảng ấy của mình). Hãy thuyết giảng với một giọng quả quyết nhưng vui vẻ, nêu lên thí dụ, sử dụng nhiều cách lý luận khác nhau và đưa ra các trích dẫn trong kinh sách. Tránh các cách giải thích rắc rối bằng cách thỉnh thoảng đưa ra một vài dẫn chứng ngắn gọn (và cụ thể). Không nên chỉ nói đến những gì thật đơn giản và tránh né những gì khúc triết, cũng không nên truyền đạt những gì mình không thấu triệt thật vững chắc. Nên giới hạn việc thuyết giảng trong các lãnh vực mà mình đã hoàn toàn nắm vững.

Sau khi xác định được tính cách lợi ích của bài giảng mà mình sắp đưa ra thì mới nên đón tiếp những người thật lòng và nhiệt tình muốn nghe. Ngược lại không bao giờ nên tìm cách giảng dạy cho bất cứ một ai cả. Việc bành trướng tôn giáo (proselytism) đi ngược lại với Phật Giáo. Nếu có một tôn giáo chủ trương khuyến dụ kẻ khác, thì các tôn giáo khác tất sẽ nhập cuộc ngay, và sự xung đột sẽ khó tránh khỏi. Tại các buổi thuyết giảng của tôi trong thế giới Tây Phương, tôi luôn nhắc nhở những người nghe phải giữ nguyên tôn giáo của cha mẹ mình, tức là Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo hay Do Thái Giáo. Như tôi đã có dịp giải thích trước đây, phải nên để cho các tín đồ của các tôn giáo ấy tự khám phá ra các nguyên tắc giáo lý cũng như các phép luyện tập nào của Phật Giáo có thể giúp mang lại sự an lành cho họ. Nói chung, sự chối bỏ tôn giáo mà mình đã lớn lên là điều không nên.

Trước khi buổi giảng chấm dứt, cả thầy lẫn trò nên hồi hướng sức mạnh đạo đức mang lại từ việc thuyết giảng cũng như sự chú tâm lắng nghe của mình cho tất cả chúng sinh. Sau khi buổi giảng chấm dứt thì cũng nên tiếp tục suy tư về bản chất đích thật của mọi hiện tượng để ý thức rằng buổi giảng ấy cũng chỉ là hư ảo với ý nghĩa là nó không thật một cách cụ thể, bởi vì thực ra nó cũng chỉ mang tính cách giả tạo mà thôi. Buổi giảng chỉ hiện ra như là kết quả của một sự tương kết của vô số yếu tố (điều kiện) khác nhau (tự nó không mang một giá trị tuyệt đối nào cả). Kinh nghiệm mang lại từ sự hiểu biết (tức là trí tuệ) cho chúng ta thấy rằng chỉ nên nhìn vào thực thể của chúng, có nghĩa là bản chất tự tại của mọi sự vật (tức là Tánh Không của chúng).
HẾT PHẦN 1…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*