ĐẠO, ĐỜI VÀ TÔN GIÁO- ĐIỂM KẾT THÚC TỪ NƠI KHỞI ĐẦU.(P.2)

2. Đời.

Khái niệm về đời đã thể hiện sự ích kỷ của loài người. Vì khi đặt khái niệm đời làm câu hỏi thì phần lớn câu trả lời nhận được đều là những vấn đề liên quan đến con người. Nhưng thật ra đời mang hàm nghĩa rất rộng, đời chính là phần dụng của đạo.

Khi tìm hiểu về đời bạn sẽ nhận ra đạo. Đời chính là tất cả các sự vật hiện tượng – vạn vật nằm trong những quy luật tự nhiên.

Thế nên đời cũng gồm hai phần:
– Phần vật chất hữu hình.
– Phần tâm linh vô hình.

Tuy nhiên, khi tâm phân biệt của con người càng rõ ràng thì đời đạo trở nên tách biệt, ngày càng xa rời nhau. Khi khái niệm đời bị giới hạn vào những vấn đề liên quan đến con người thì đạo – đời bị chia hai và đạo chịu sự tác động chủ quan của con người đã khoác cái tên mới là Tôn giáo.

Ban đầu, khi hiểu biết con người chưa cao, khả năng tạo ra vật chất là chưa nhiều thì nhân loại vẫn xem trọng phần tinh thần, tâm linh. Ở mức độ tương đối có thể xem như phần vật chất và phần tinh thần tâm linh vẫn còn cân bằng dung hòa. Sự hiểu biết nâng lên, sự phân biệt rõ ràng thì xuất hiện sự khác biệt.

Người phương Đông cổ xưa sống tùy thuận theo tự nhiên. Mặc định tin rằng con người có đời sống an vui, hạnh phúc là ở phần tinh thần nên người phương Đông đi sâu tìm hiểu, học hỏi, nuôi dưỡng phần tinh thần, nội tâm. Việc làm này giúp cho họ có điều kiện tiếp xúc với thế giới tâm linh và tin sâu vào sự tồn tại của cõi giới vô hình. Thế nên việc làm của người phương Đông cổ xưa thường tùy thuận theo đạo, theo tự nhiên; Họ có đời sống nội tâm sâu sắc, triết lý sống mang tính nhân văn, sống từ ái, cần kiệm, khiêm nhu vì lẽ họ mơ hồ nhận biết “Họ chỉ là một phần rất nhỏ bé của sự sống”.

Những người hiểu biết cất công tìm hiểu về thế giới tâm linh và họ đã đạt những hiểu biết nhất định về cõi vô hình. Vì thế phương Đông là chiếc nôi của nhiều tôn giáo lớn có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của nhân loại và cả thế giới tâm linh. Có thể nói đời sống người phương Đông xưa có xu hướng thiên về nội tâm, tâm linh hơn là vật chất.

Người phương Tây cổ xưa có nhận thức khác, họ tin rằng có thể cải thiện cuộc sống bằng việc cải tạo, làm thay đổi tự nhiên. Họ đã thành công trong việc tạo ra nhiều của cải, vật chất. Họ tin rằng con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc khi có nhiều của cải, vật chất. Người phương Tây cổ xưa có cách sống lệch về phần vật chất, ít chú trọng phần tâm linh vô hình. Vì mãi theo đuổi sản xuất vật chất người phương Tây cổ xưa không có điều kiện tiếp xúc với cõi vô hình nên họ tin rằng con người chết là hết.

Nhưng vật chất đã không mang lại hạnh phúc như người phương Tây mong đợi, họ có những lo toan, những hụt hẫng về tinh thần,… hoài nghi về giá trị của cuộc sống.

Chính sự hoài nghi này đã khiến một số người phương Tây tiếp xúc được với người đã khuất. Họ bắt đầu tin rằng thế giới tâm linh có tồn tại, họ sang các nước phương Đông học hỏi về thế giới tâm linh trong giáo lý, kinh điển của các tôn giáo. Nhưng họ không thỏa mãn vì có quá nhiều những nghi vấn trong kinh điển mà họ không tìm được câu trả lời. Các nhà truyền giáo trói buộc họ bằng đức tin, niềm tin nhưng họ cần sự hiểu biết và lời giải đáp cho những hoài nghi trong đầu họ.

Người phương Tây cố tạo ra thêm nhiều trò giải trí, những môn thể thao,… để an định tinh thần nhưng vẫn không khỏa lấp được khoảng trống tâm linh.

Chủ nghĩa thực dụng và những nhà truyền giáo không chân chính đã nhận ra điều đó, họ đã xây dựng nên những tà thuyết, tà giáo quái lạ, điên đảo, làm cho phần tinh thần tâm linh của người phương Tây thêm bấn loạn.

Chủ nghĩa thực dụng ra đời và lan rộng từ tây sang đông. Điều đó đồng nghĩa với vật chất quyết định ý thức?

Phần tâm linh, cõi vô hình sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn trong tri thức nhân loại?… Thực tế, vật chất không quyết định được ý thức, tinh thần của con người. Thể hiện rõ vật chất càng nhiều, tinh thần con người càng rối loạn. Sự hụt hẫng tinh thần, bấn loạn nội tâm khiến con người càng quay về tìm lại thế giới tâm linh.

Nhưng giáo lý, kinh điển đã bị diễn giải sai lệch, chân sư khó tìm, các nhà truyền giáo chỉ còn biết trói buộc con người vào đức tin, niềm tin. Nhiều tôn giáo ra đời lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của tín đồ, gom góp  tài vật phục vụ việc trái đạo.Đây là biểu hiện của đời đạo suy vi, hỗn độn.

Tóm lại, đời cũng có hai phần gồm phần vật chất và tâm linh.Lẽ ra đời đạo chỉ là một nhưng tâm phân biệt của con người đã chia thành hai. Đạo là phần thiên lệch về tinh thần, đời là phần thiên lệch về vật chất.

Chính sự phân chia lệch lạc này đã góp phần làm mai một sự hiểu biết về đạo, về đời của con người. Con người làm việc trái đạo là đầu mối của sự rối loạn nội tâm, xã hội loài người.

Nhân loại cần phải hợp nhất đời đạo, sống tuy thuận theo đạo nhằm dung hòa lại phần vật chất và tâm linh trong mỗi con người.

Khi phần vật chất và tâm linh được cân bằng thì tinh thần, nội tâm con người sẽ tự ổn định.

Sưu Tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*