NGUỒN GỐC VÀ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÁC ASANA CỔ

Nguồn gốc các tư thế yoga, tức các asana chìm đắm trong sương mù của các truyền thuyết cổ Ấn Độ. Theo các nguồn gốc ấy, thần Siva đã vạch ra 84.000 tư thế khác nhau để chỉ dẫn các bài tập thể dục thích hợp giữ cho con người có sức khỏe và giúp cho nó đạt tới sự hiểu biết về mình ở trình độ cao.

Trong các tư thế đó có 84 kiểu ngày nay còn phổ biến, và có khoảng 20-30 tư thế sử dụng để bảo vệ và phục hồi sức khỏe. Nếu như các tư thế này không bắt nguồn từ thần Siva thì chúng được thảo ra bởi các Rishi và Maharshi, những bậc cao thủ yoga đã nắm được các khoa sinh lý học, vật lý học, bị ngộ nhận là “ siêu tự nhiên”, kỳ diệu nhất. Những tư thế này đến với chúng ta, trải qua hàng nhiều thế kỷ đã được kết tinh dưới hình thức ngày nay.

Ngoài các tư thế dùng chủ yếu để chiêm ngưỡng suy tưởng, thì phương pháp Pranayama và các Mudra (các bài tập luyện tính kiên trì và tập trung tư tưởng), các tư thế gọi là thể dục (asana) đều có lợi nhất cho cơ thể con người. Có lẽ chẳng nên mô tả bằng những lời lẽ quá huênh hoang những hiệu quả hầu như siêu phàm của các asana đối với cơ thể con người và vai trò của chúng trong sự bảo tồn sức sống và tăng cường sức khỏe.

Ai cũng biết rất rõ rằng, về mặt vật lý, sức khỏe của cơ thể ta tùy thuộc ở trạng thái các tế bào và các mô. Muốn được khỏe mạnh các mô cần có:
1) Một chế độ nuôi dưỡng đều đặn và một sự vận động hoàn hảo của các tuyến nội tiết.

2) Sức thải đầy đủ và nhanh chóng các chất cặn bã.

3) Một sự vận động lành mạnh và hoàn hảo của hệ thần kinh.

Vậy thì rõ ràng là hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn phải thật hoàn hảo để có thể cung cấp các mô chất Protein, đường, chất béo, muối khoáng và các yếu tố quan trọng khác. Bây giờ chúng ta hãy xem các asana tác động đến các cơ quan tiêu hóa và sự lưu thông của máu như thế nào.

Trước tiên hãy xem hiệu quả asana đối với hệ tiêu hóa. Các cơ quan của bộ máy tiêu hóa (dạ dày, ruột non, lá lách, gan, vv..) đều ở trong khoang bụng, phía dưới dựa trên khung chậu và dọc hai bên dựa vào một hệ thống cơ bắp mạnh mẽ. Bà mẹ tạo hóa của chúng ta đã bảo đảm cho các cơ quan này một sự xoa bóp nhẹ nhàng và đều đặn bằng các động tác của cơ hoành trong khi ta thở, do đó hỗ trợ cho sức vận động của chúng.

Các asana không những chỉ cung cấp cho các cơ bụng một sự xoa bóp bên ngoài, mà còn là một cách rèn luyện bên trong duy nhất mà không một phương pháp thể dục nào trên thế giới có thể bì kịp. Về phương pháp chữa bệnh có một việc đã được thừa nhận là các cơ bắp chỉ có thể giữ được sức mạnh và tính dẻo dai khi chúng buộc phải vận động co giãn.

Trong các bài asana Bhujangasana ( rắn hổ mang), Shalabhasana ( con châu chấu), và Dhanurasana (cái cung), có một số bài đáng ca ngợi nhất về mặt làm giãn cơ bụng và làm co cơ lưng. Trái lại trong bài yoga-mudra (dáng yoga), Pashchimatasana( ngồi cúi gập người), Padahastasana( tư thế con cò – đứng gập người), và Halasana ( cái cầy) co cơ bụng lại, cơ lưng giãn ra. Bài Vakrasana (vặn mình), và bài Ardha-Matsyendrasana (vặn mình biến thể) rèn luyện dọc hai bên cơ lườn bụng. Bài Shalabhasana (Con châu chấu) là bài luyện phổi và cơ lưng hoàn hảo nhất.

Tuy nhiên, chính trong các asana Uddiyana (thót bụng), và Nauli ( súc ruột) bộc lộ rõ hơn vẻ đẹp của các bài tập yoga. Mặc dù chúng thuộc các loại asana khó nhất, nhưng đạt được quyền làm chủ đối với chúng cũng là rất bõ công vì chúng có một hiệu quả tuyệt vời kỳ lạ đối với cơ bụng và các cơ quan nội tạng. Bài thứ nhất Uddiyana ( thót bụng) xoa bóp theo chiều thẳng đứng các cơ quan nội tạng và ngoại tạng, còn bài thứ hai Nauli ( súc ruột) xoa bóp theo chiều ngang. Vậy mà, sức mạnh của các cơ bụng lại rất quan trọng, không chỉ để xoa bóp đều đặn các cơ quan bên trong mà còn để duy trì các cơ quan này đứng nguyên tại chỗ trong khoang bụng. Ở đấy, chúng được treo tự do hoặc móc chặt ít nhiều vào thành bụng, do đó cần có một chỗ dựa vững chắc ở phía trước để ngăn chặn không cho chúng sa xuống (sa dạ dày, ruột, sa thận, sa tử cung, vv…). Và các tư thế yoga không chỉ bằng xoa bóp tự động nhằm duy trì trương lực của các cơ bụng và các cơ quan trong khoang bụng, mà còn giúp cho các cơ quan này nằm yên tại chỗ.

Vì lưu thông máu là để đem các yếu tố dinh dưỡng từ bộ máy tiêu hóa đến với các mô, nên hệ tuần hoàn có một tầm quan trọng số một. Ấy vậy mà tim là cơ quan tuần hoàn quan trọng nhất, và ai cũng biết quả tim là một khối cơ bắp rất khỏe. Và chính cơ tim cũng có thể trở nên khỏe hơn, bền bỉ hơn do những bài tập yoga. Bài Uddiyama và Nauli nén trái tim từ phía dưới bằng cách nâng cơ hoành lên.

Cũng cần nhớ lại rằng người ta có thể duy trì một cơ bắp ở trạng thái hoàn hảo bằng những sức nén luân phiên. Thế nhưng quả tim lại nằm trong vùng trung thất và bất kỳ sự tăng hay giảm sức ép nào nhất thiết cũng ảnh hưởng đến tim. Các tư thế rắn hổ mang, con châu chấu, cây cung, đứng trên vai, cái cầy, đặt toàn bộ trái tim dưới những áp lực luân lưu trong phần đầu của bài tập, và do đó tích cực duy trì các cơ quan của hệ tuần hoàn trong trạng thái khỏe khoắn.

Trong tất cả cơ quan này, yếu nhất là các tĩnh mạch, nhưng lại phải hứng máu từ tất cả các bộ phận trong cơ thể và chống lại trọng lực để đưa máu về tim. Sự dâng lên này gây cho các thành tĩnh mạch mỏng manh yếu ớt một gánh nặng, do đó chứng dãn tĩnh mạch đã làm bao nhiêu người kêu ca. Hơn bất cứ cơ quan tuần hoàn nào khác các tĩnh mạch cần được hỗ trợ nhiều nhất.

Từ hàng nghìn năm nay, các nhà hiền triết bậc thầy ở Ấn Độ đã biết rằng có thể làm cho các mạch máu khỏe thêm bằng các bài tập như bài đứng bằng đầu ( Shirshasana) và đứng trên vai (Sarvangasana), do lộn ngược cơ thể làm cho máu dễ dàng trở về tim. Những tư thế này, hàng ngày trong nhiều phút đã làm giảm bớt sức ép cho các tĩnh mạch nhằm tăng thêm rất nhiều tuổi thọ. Hiệu quả của chúng thật đáng ngạc nhiên. Phút chốc nghỉ ngơi của các mạch máu đạt được trong lúc tập các asana, cũng đủ để chúng hồi phục lại một cách đầy đủ. Thậm chí có thể chữa lành chứng dãn tĩnh mạch nếu hàng ngày luyện asana khoảng vài phút. Và điều này không phải là khó tin như người ta vẫn tưởng, khi chúng ta nghĩ tới khả năng ghê gớm của cơ thể con người có thể tự phục hồi nếu như ta đặt nó trong những điều kiện tốt lành.

Chúng ta cũng không coi nhẹ sự nuôi dưỡng đầy đủ các mô và sự hấp thụ oxy. Tư thế con châu chấu (Shalabhasana) là tinh hoa của việc rèn luyện hoàn hảo cho hai lá phổi, vì thế còn gọi là Pranayama asana. Khi luyện bài này cần phải hít sâu và giữ hơi với áp lực cao trong phổi trong vài giây cho đến khi kết thúc bài tập. Nếu thực hiện asana này mồi ngày hai, ba lần ta có thể tăng thêm sức mạnh, giữ ở trạng thái tốt nhất, bởi nhịp tuần hoàn mạnh mẽ, đến tận túi phổi nhỏ nhất, đến tận tế bào cuối cùng của phổi.

Các asana rửa sạch các khí quản đến mức một số tư thế bổ xung cho tác dụng của Pranayama. Trong rất nhiều trường hợp, nó bảo vệ chúng ta chống viêm amidan và cảm gió, bài đứng trên vai ( Sharvangasana), cái cầy (Halasana), con cá ( Matsyasana) là những bài tuyệt diệu phòng chống sơ nhiễm amidan và có thể thậm chí chữa khỏi cảm sốt.

Sức mạnh của các mô, và do đó sức mạnh của toàn bộ cơ thể người ta không chỉ tùy thuộc vào chế độ ăn uống thích hợp, mà còn ở tính chất hoạt động hoàn hảo của các hạch nội tiết. Những tuyến quan trọng nhất trong số này là tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến nước mũi, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, vv… Một sự hoạt động không thích đáng và không đầy đủ của một trong số tuyến này đủ có thể gây những rối loạn nghiêm trọng nhất. Các asana sau đây hoàn toàn phù hợp để duy trì tuyến giáp trạng luôn luôn khỏe mạnh: đứng trên vai (Sharvangasana), cái cầy (Halasana), con cá (Matsyasana). Bài Sharvangasana làm cho tuyến nước mũi và tuyến yên được khỏe, bài Uddiyana và Nauli làm cho tuyến sinh dục được tốt.

Điều kiện tiên quyết thứ hai cần cho sức khỏe các mô là việc bài tiết hoàn toàn các chất cặn bã: axit cabonit, axit uric, nước tiểu, phân, mồ hôi. Nếu vì một lý do nào đó, các chất độc đó vẫn lưu cữu trong người lâu quá mức cho phép, chúng có thể gây rối loạn trầm trọng. Và chúng chỉ có thể hoàn toàn bị loại ra khi các cơ quan hô hấp, bài tiết và tiêu hóa hoạt động hoàn hảo. Các bài Uddiyana, Nauli, Rắn hổ mang (Bhujangasana), cái cung ( Dhanurasana) có tác dụng làm cho thận vững mạnh.

Điều kiện tiên quyết thứ ba cần cho sức khỏe của các mô là tính chất hoạt động hoàn hảo của hệ thần kinh. Yếu tố quan trọng nhất của hệ này là não, kèm với tủy sống vững mạnh nằm trong cột sống và hai giải thần kinh giao cảm. Từ não và từ cột sống các dây thần kinh tỏa đi khắp các bộ phận của cơ thể. Mạng lưới dây thần kinh này hoàn bị đến mức không có một mẩu nhỏ nào của mô trong cơ thể mà lại không tiếp xúc với nó. Nếu vì lẽ gì đó các dây thần kinh bị thoái hóa, các mô không hoạt động tốt nữa, và nếu những mối liên hệ thần kinh ngừng tiếp xúc một bộ phận nào đó của cơ thể hoặc nếu những mối liên hệ đó bị thủ tiêu, thì bộ phận cơ thể đó bị tê liệt. Nếu dây thần kinh đại tràng bị thoái hóa thì ruột già không hoạt động tốt nữa mà gây ra táo bón hay viêm ruột mãn tính ngay. Nếu một trong những dây thần kinh ở mặt bị đứt hay liệt, các cơ phụ thuộc vào dây đó sẽ không thể co lại được.

Hệ thống cổ đại các asana Ấn Độ đã có một tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa, với các tuyến nội tiết và các cơ quan bài tiết mà cũng rất tốt với hệ thần kinh. Các bài yoga chủ yếu tác động đến các cơ bụng và cột sống. Khi tăng cường cột sống và các cơ liên quan đến nó, chúng ta duy trì được các dây thần kinh chui ngang qua cột sống, đồng thời các dây thần kinh giao cảm. Cũng giống như vậy các asana tăng sức mạnh cho các dây thần kinh ngực bụng, lưng và sườn. Khi mang máu tươi mát lên đầu, các asana thích ứng sẽ mở mang các khả năng tinh thần ( trí nhớ, hoài bão, ham thích lao động, vv..) và giúp chúng ta làm chủ chính mình. Người nào muốn thực hành yoga tinh thần tức là Raja yoga tốt nhất là hãy bắt đầu từ những bài tập của Hatha yoga.

“Hãy tin ở tạo hóa, rồi mày sẽ tin ở chính sức mạnh của bản thân mày. Hãy công bằng rồi cuộc đời sẽ công bằng với mày. Hãy điều độ trong mọi biểu hiện của cuộc đời mày thì mày sẽ sống lâu trên cõi đời này. Hãy yên tĩnh cùng với sự yên tĩnh của ban mai. Hãy tin ở tương lai như tin ở mặt trời mọc. Hãy coi như thế giới đang ở trong trạng thái thoải mái, yên tĩnh. Bởi vì dù sao người nào sáng tạo ra thế giới và giữ gìn nó thì trông nom cả cho mày nữa”.

Với ý nghĩ như vậy, chúng ta tạo ra một bầu không khí trong sáng ở trong ta và xung quanh ta mà thế là chúng ta có thể bắt đầu ngay những bài tập của mình.
(Sưu tầm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*