THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ VÀ NGUYÊN NHÂN.

THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ VÀ NGUYÊN NHÂN.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng. Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc, khó xoay chuyển, kèm với dấu hiệu đau cổ, sau đó lan xuống vai. Gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

Nhìn chung, người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức, khó vận động vùng cổ… là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đa

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Tư thế hoạt động sai hoặc ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Những công việc luôn đòi hỏi phải cúi, ngửa nhiều. Mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu, cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
Trong khi ngủ chỉ nằm 1 – 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao hoặc gối quá mềm).

NHÓM NGƯỜI THƯỜNG HAY BỊ THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ
Những người làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao và thâm niên lao động. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là người đi cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn trần,thợ hồ, diễn viên xiếc…

Những người làm việc trong văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này nhiều nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
Người cao tuổi cũng là một đối tượng nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 – 50 tuổi) Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do máu ít chuyển đến nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi.

HẬU QUẢ BỆNH THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ.
Thoái hoá đốt sống cổ còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc cả hai hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Các biến chứng có thể gặp của bệnh bao gồm các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên, chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt.

Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Đốt sống cổ bị thoái hóa để lâu không điều trị sẽ dẫn đến các nguy cơ như hạn chế khả năng cung cấp máu lên não của cơ thể.

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc. Hãy tập cho mình một thói quen các tư thế vận động ở cổ và cột sống ngay bàn làm việc. Không nên ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài.
Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ.

MỘT SỐ LƯU Ý
– Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
– Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
– Không nên đội nặng trên đầu.
– Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.
– Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*