KHI ĐẠT THÀNH TÍCH TỐT, CÁI NIỆM ĐẦU TIÊN CỦA BẠN LÀ GÌ?

1Khi chúng tôi phát kết quả bài thi cho các học sinh cũng chính là lúc có cơ hội tốt nhất để dạy bọn trẻ. Các bài thi này vừa phát cho các em, phần lớn vừa thấy thì “Ồ! Mình thi được 10 điểm, mình thật là giỏi quá!”, vậy thì các em thi không đạt rồi! Lúc đó, bản thân mình là người học trò giỏi không nghĩ đến công lao cha mẹ dưỡng dục, công sức thầy cô dạy dỗ vất vả, thậm chí là nhờ các bạn học khác vào những lúc mà mình không biết, cũng hỗ trợ cho mình học tập, vì thế khi một người học trò thi đạt được điểm tốt, người đó phải biết nghĩ là nhờ có rất nhiều người đã giúp đỡ cho mình, có phải vậy không? Ngay đó bản thân họ, những người đạt thành tích tốt sẽ khởi lên cái tâm gì? Tâm cảm ân.

Điều này nếu chúng ta không có dạy, trẻ sẽ bất tri bất giác tâm tính đi về hướng nào chúng ta không biết được, còn nếu nó mà thi không tốt thì sao? Tôi còn nhớ, có lần tôi thi môn tiếng Anh được 98 điểm, tôi đã khóc hơn một tiếng đồng hồ. Các vị thấy, thi không tốt thì biến thành so đo tính toán, thân tâm không thoải mái. Tôi cũng còn nhớ rất rõ ràng, hồi tôi học ba năm phổ thông cho đến lúc tốt nghiệp, trong quyển sổ lưu niệm tốt nghiệp ba năm học đó, các bạn học còn vẽ một đứa con trai rất là đẹp trai, đang khóc (là tôi). Một đứa trẻ mà bài thi chỉ thiếu hai điểm mà đã khóc đến như vậy, các vị nghĩ xem, nó sẽ hạnh phúc hay không? Các vị nghĩ, sau này nó có bị chứng trầm cảm hay không? Rất có thể.

Vì thế tôi học đại học, thi rất là căng thẳng, suy hơn tính thiệt, uống đến hai viên thuốc an thần mà cũng không ngủ được. Lúc thi môn đầu tiên là ngữ văn, vừa bắt đầu thi thì cảm thấy thuốc an thần quả là rất có hiệu quả, thế mà môn ngữ văn của tôi thi không đạt. Con người không bỏ cái bệnh tính toán so đo này, thì cả đời dù có thành công cũng là ở trong sự đau khổ, trong sự phiền não. Vì thế khi bọn trẻ thi không đạt, đó chính là cơ hội tốt nhất để dạy chúng. “Các em, lúc này các em phải hiểu được tại sao các em thi lại không đạt, vấn đề nằm ở đâu?” khiến cho chúng sau này trong cuộc sống, gặp chuyện gì cũng đều phản tỉnh kiểm điểm thì mỗi một sự việc chúng đều sẽ có tiến bộ. Dạy cho chúng cái thái độ này, chứ không phải cứ chấp chặt ở trên điểm số thôi.

Các em có thể xem xét vấn đề của mình ở đâu? Hoặc từ lơ là, cẩu thả, thì sau này viết cái gì phải cẩn thận, không nên hấp tấp, hoặc tâm lý ỷ lại, chủ quan, thấy nước tới chân mới nhảy,v.v… Phải giúp bọn trẻ tìm cho ra vấn đề. Tiếp đến là dẫn dắt cho các em, thấy người khác có thành tích tốt hơn mình, thì “thấy người tốt, nên sửa mình”, chứ không thể đố kỵ với người, đem tâm đố kỵ với người khác của chúng chuyển thành cái tâm muốn học hỏi người khác, cái tâm biết khen ngợi người khác. Chúng ta lại hỏi các em có biết vì sao mà người khác thi lại có kết quả tốt đến như vậy hay không? Chúng có thể nói rằng, bởi vì bạn đó tuy sức học bình thường nhưng rất chăm chỉ, vả lại bạn khác có gì không hiểu bạn ấy đều chủ động giúp đỡ với họ. Càng đem cho đi, trí tuệ của bản thân càng cao. Càng đi giúp người thì mọi người càng yêu quý. Những điều này đều là cơ hội để giáo dục. Ví dụ như có hai đứa ngồi gần nhau, một đứa thì thi đạt, một đứa thi không đạt, đó cũng là một cơ hội để giáo dục, vun bồi hạt giống phước thiện trong tâm của trẻ nhỏ…

(Trích từ bài giảng: Làm thế nào trẻ thơ tiếp nhận giáo dục đạo đức – đã được hiệu chỉnh)

Ảnh của Mai Văn Như.
Bình Luận
Thuy Yoga
Thuy Yoga Cảm ơn thầy….

Tuấn Nguyễn
Tuấn Nguyễn Em cảm ơn thầy ah

Elena Thúy Hằng
Elena Thúy Hằng Bài viết tuyệt lắm thầy ạ

Nguyễn Bích
Nguyễn Bích · Bạn bè với Táo Và Chanh

Thầy con bị thoái hoá khớp gối con tập môn thể dục nào phù hợp
Mai Văn Như

Viết bình luận…

 

Comments are closed.