DẠY CON CHỮ HIẾU THÌ CHÍNH MÌNH PHẢI LÀM GƯƠNG

1Hiếu thuận là gốc của lập gia. Tín nghĩa là gốc của lập nghiệp. Tôi có quen biết một ông chủ, tên gọi của ông ấy là “Vĩnh Tín”. Tôi nói: “Cha của anh thật có trí tuệ, đặt cho anh cái tên mà đi làm ăn buôn bán không thành công cũng khó, mỗi mỗi người đều gọi anh là Vĩnh Tín, Vĩnh Tín”, vậy anh ấy sao dám không giữ chữ tín chứ! Cho nên ngày trước người ta đặt tên rất có trí huệ, lúc nào cũng luôn nhắc nhở con cái về mục tiêu của cuộc đời, thái độ đúng đắn trong cuộc sống.
 
Cho nên chúng ta thật bình tĩnh mà làm cho rõ ràng thứ tự trước sau. Những lúc nào thì có thứ tự trước sau? Đi đường có thứ tự trước sau hay không? Ăn cơm có thứ tự trước sau hay không? Những thứ tự này chính là đạo, việc này không thể đảo lộn. Ví dụ như lúc tôi còn nhỏ, lúc đến giờ ăn, ai ngồi trước tiên? Không phải ba, mà là ông. Chúng tôi ngày trước rất may mắn, ba đời sống chung, đây thật là may mắn biết bao. Tại vì sao? Ba đời sống chung thì dạy hiếu sẽ rất tự nhiên, cha mẹ đối với ông nội bà nội rất cung kính, đồ ăn trong tủ lạnh lấy ra nhất định là mời ông bà nội ăn trước, con cái thay đổi trong vô thức thấy riết rồi quen, rất tự nhiên, có đồ ăn gì thì mời ba, mời mẹ.
 
Mọi người hãy suy nghĩ thấu đáo, đề tài của chúng ta ngày hôm nay là “Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức”. Đề mục này lẽ nào nhất định phải có người nói cho chúng ta nghe, chúng ta mới hiểu được một chút, mới có thể thể hội sao? Không nhất thiết! Chân thật là một con người, cả cuộc đời lắng tâm mình xuống mà thể hội cái đạo lý, thì sẽ có sự giúp ích rất lớn đối với con cái và học sinh. Chúng ta, những người ba bốn mươi tuổi trở lên suy nghĩ thử một vấn đề, xin hỏi hiếu đạo có phải là cha chúng ta gọi chúng ta đến và nói: “Con à, đến đây! Hôm nay cha chợt nảy ra ý nghĩ, dạy cho con một bài học về hiếu đạo”, là dạy như vậy phải không? Vậy thì khi nào mới dạy? Cho các vị suy nghĩ cũng không thể nghĩ ra được là khi nào, vì điều đó không thể có sự chủ ý, mà nó từ sự gương mẫu mà sinh ra khả năng đó một cách tự nhiên, bản thân bạn sẽ không biết được vào thời gian nào mà bạn đã hình thành. Một người không hiếu thuận sao có thể xem là người? Một người không hiếu thuận mà nói, đó thật là vong ơn phụ nghĩa, cái tâm thái này chúng ta đều không biết được là khi nào thì nó đề khởi. Giáo dục kỳ thực là tự tự nhiên nhiên lấy mình làm gương mà dạy thành, cho nên bây giờ chúng ta đã đem giáo dục làm thành ra quá phức tạp, biến nó thành việc nói bằng miệng chứ không phải thân giáo.
 
Vì vậy tôi tiếp xúc với rất nhiều phụ huynh, họ đều nói: “Đứa trẻ đó, tôi đã nói biết bao nhiêu lần rồi mà nó không nghe”, trọng điểm chính là ở chỗ này. Tâm thái của chúng ta đối với giáo dục đã không đúng, bỏ thời gian nhiều hơn nữa hiệu quả cũng không khác hơn, vì thế lão tổ tông có trí tuệ, nhắc nhở chúng ta: “Thân giáo thì theo, ngôn giáo thì chống”. Thân giáo thì sẽ thắp sáng thiện tâm cho con trẻ một cách rất tự nhiên.
Chúng tôi có một giáo viên, cha của anh ấy đối với bà nội của anh ấy đặc biệt hiếu kính. Buổi sáng thức dậy, sau khi vấn an bà nội xong thì lấy cái bô đựng nước tiểu của bà nội đem đi rửa sạch. Trong lúc đem đi rửa, chà rửa vài lần nhưng vẫn sợ chưa sạch, thế là còn cầm cái bô lên mà ngửi vài lần (bởi vì mẹ của ông rất thích sạch sẽ), nếu ngửi đã không còn mùi nữa thì mới an tâm đặt cái bô ấy trở lại chỗ cũ. Điều đó đã khắc sâu ấn tượng vào đầu người con của ông, chính là động tác cẩn thận tỉ mỉ của cha anh ấy, còn ngửi vào cái bô ấy. Sự hiếu đạo này đã được truyền dạy lại như vậy.
 
Nếu như ngôn giáo, chúng ta chỉ nói thôi, tự mình chẳng làm, thế thì trẻ sẽ nói: “Cha dạy con hiếu thảo, sao cha không hiếu thảo với ông nội?”. Chúng sẽ cãi nhau với các vị ngay chỗ này. Cho nên, bây giờ thanh niên đều là ngỗ nghịch. Thời đại ấy của chúng ta không ngỗ nghịch, phản nghịch; đối với cha thì vô cùng tôn kính, lời của cha nói thì chúng ta đều rất thận trọng lắng nghe, bởi vì đó là một loại uy nghiêm của đức hạnh. Vì lẽ đó, tất cả những điều vừa nói đến, các vị thấy, việc ăn cơm cũng có đạo lý trong đó. Tôi còn nhớ, lúc ăn cơm đều là tôi đi mời ông nội bà nội ăn cơm, nếu ông còn ở xa xa thì tôi vừa chạy đến chỗ ông và gọi mời: “Ông ơi, về ăn cơm”. Chúng tôi sống trong một con hẻm nhỏ và cái âm thanh đó truyền ra ngoài, ai cũng có thể nghe thấy. Ông nội nghe thấy thì rất vui mừng, bỏ con cờ tướng xuống, nói: “Cháu nội gọi tôi về ăn cơm rồi. Các vị xem, đó là thiên luân chi lạc”. Nói xong thì hai ông cháu đi về nhà. Các vị trưởng bối lớn tuổi hàng xóm này ở bên cạnh nghe tôi gọi ông nội về ăn cơm, cũng cảm thấy vui lây…mọi người ai cũng đều đã lộ rõ nét vui tươi trên khuôn mặt…
Sưu Tầm

Comments are closed.