XIN HÃY CÚI CHÀO. MĨM CƯỜI VÀ ĐỘNG VIÊN NGƯỜI KHÁC.

1Tôi nhớ là khi tôi làm trợ giảng ở trường tiểu học Long Đỗ, huyện Cao Hùng, là một nơi phong cảnh rất đẹp. Có một lần một đồng nghiệp phải nghỉ đột xuất vì đang lúc có con nhỏ mới một hai tuổi, còn phải chăm sóc rất vất vả. Tôi nói, tuần này cứ để tôi đứng lớp giúp cho chị. Tôi đứng ở lớp, khi nhìn thấy phụ huynh đến, tôi chào hỏi họ trước tiên, tôi nói: “Xin chào”. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai không có biểu lộ gì từ các phụ huynh. Họ không để ý, vậy phải làm sao? Bạn có cảm thấy bị tổn thương không? Chúng ta hành lễ cúi đầu với người ta không phải là muốn người ta cung kính mình, cúi chào là vì nghĩ rằng chúng ta làm người thì phải nên làm như vậy, không cần phải suy tính hơn thiệt nữa. Vả lại thực sự mà nói, bạn đứng vào vị trí của họ mà suy nghĩ, bạn cúi đầu chào hỏi với một người, họ không cười được, có phải họ đang có điều khổ tâm trong lòng hay không? Bạn chỉ cần thay đổi vị trí mà suy nghĩ thì vấn đề đang lấn cấn trong lòng bạn sẽ không còn nữa.
 
Khi tôi ở Đại Lục, chúng tôi triển khai giáo dục luân lý đạo đức “Đệ Tử Quy” (hay còn gọi là Đạo Làm Con) ở một cái trấn nọ, đến lúc qua năm mới, tôi đi chúc tết cho một số người cao tuổi, trên đường thì thấy một số người đi đường đi đến, tôi nói: “Chào năm mới”. Có rất nhiều tình huống họ tưởng rằng là tôi nói với người ở bên cạnh, bạn nói với họ: “Chào năm mới”. Họ mới giật mình đáp lại: “À! Chào năm mới”. Tôi tiếp tục bước đi thì nhìn thấy họ chạy thẳng vào trong nhà, cũng không biết để làm gì nữa, đột nhiên chừng mấy giây sau, họ đem kẹo mứt trong nhà họ chạy ra mời tôi: “Mời Thầy ăn kẹo”. Bạn xem, con người vừa khởi thiện ý, thì cảm trở lại chính là “người yêu người, được người yêu lại”.
 
Xã hội này cát tường vui vẻ là bắt đầu làm từ ai? Từ chính mình. Tôi cũng từng gặp qua việc cúi chào họ ba lần, “chào năm mới”, nhưng họ đều như như bất động. Đột nhiên tôi cảm thấy dường như là họ rất buồn khổ, chắc có thể hôm qua bị mất tiền rồi, hay một việc gì khác đang khiến cho họ buồn khổ…Thế thì ta kiên trì thêm lần tới nữa, họ sẽ cảm thấy quả thực cái thế gian này vẫn có nhiều người tốt, lại nữa họ cũng là đang kiểm tra chúng ta, xem chúng ta có tâm được mất hay không? Chúng ta có thích sĩ diện hay không? Những thứ này chúng ta đều có thể buông xuống thì đức hạnh chúng ta sẽ nâng lên. Họ cũng là đang giúp chúng ta đề cao sự tu dưỡng của mình.
 
Vì vậy hết thảy người đều là có sự giúp đỡ đối với chúng ta, chỉ cần tâm thái chúng ta thật tốt. Tôi còn nhớ, người mẹ của một đứa trẻ thật là một chút vẻ tươi cười cũng không có. Cô ngồi trên chiếc xe gắn máy, tôi đã chào hỏi với cô ấy, cô ấy không có phản ứng gì. Thế là tôi nhìn lại phía sau, biểu cảm của người bạn nhỏ này cùng với của người mẹ dường như là cùng một cái khuôn in ra, cho nên ảnh hưởng của gia đình rất lớn. Lần thứ nhất, không phản ứng. Ngày thứ hai cũng không phản ứng, nhưng mà tôi mỗi một ngày khi đi đến, tôi đều chủ động lấy cặp sách của đứa học trò xuống, giúp nó đeo lên trên lưng. Ngày thứ ba, tôi còn chưa kịp cười thì mẹ của nó đã cười với tôi trước. Còn có một người bạn học khác nói: “Thầy ơi, em nói với thầy chuyện này nè, thầy đừng có giận nha”. Tôi nói: “Không sao đâu, cứ nói”. Nó nói: “Mẹ em bảo, thầy lúc tiếp đón học sinh mà cười như thế, giống như là đang tranh cử nghị viên hay là nhà lập pháp vậy”. Chẳng lẽ nhất định là muốn được phiếu bầu thì mới cười sao? Quả thật các vị thấy, người với người lúc nào cũng ảnh hưởng lẫn nhau.
 
Đứa trẻ này ngày hôm đó sau khi thi xong, cho nó thi lại thì nó đạt rồi. Qua mấy hôm sau, vừa lúc giờ ra chơi, nó chạy đến đứng trước bàn làm việc của tôi, bất thình lình nhìn tôi và nói: “Tham kiến sư phụ”. Lúc đó thì tôi không có cười, bởi vì tôi cảm thấy nó rất là nghiêm túc, quả thực tôi cũng không cười nỗi, vì bị nó làm cảm động. Tôi cũng rất nghiêm túc, liền đỡ nó đứng dậy. Tôi nói: “Bái sư đúng là một việc rất nghiêm túc, em phải suy nghĩ kỹ càng”. Đôi mắt nó cũng suy xét một chút, mấy giây sau tiếp tục nói: “Tham kiến sư phụ”. Kết quả, đứa học trò này lần thi thứ nhất không đạt, lần thi thứ hai được chín mươi mấy điểm, tiến bộ đến ba mươi mấy điểm. Học trò tiến bộ thì thầy cô chúng tôi phải có ít phần thưởng để khích lệ, thế là tôi trao thưởng cho nó, nhưng mà trao thưởng không thể thiên vị, phải nói rõ ràng thành tích cố gắng của học trò. Tôi nói trước lớp: “Các em đoán thử xem, lần thi kỳ này, người tiến bộ nhiều nhất là đạt bao nhiêu điểm hơn so với lần thi trước?”. Các em học sinh nói: “10 điểm, 20 điểm”. Tôi nói: “Không đúng, ba mươi mấy điểm”. Các bạn học liền ồ lên, vang tiếng vỗ tay nhiệt liệt. Thế là tôi mời cậu ấy lên nhận phần thưởng, thấy rõ cậu học trò hùng dũng oai vệ bước lên, lòng tự tin của cậu ấy đã khôi phục mạnh mẽ, một phần lớn là do các bạn học đã vỗ tay khích lệ cho nó…
 
(Trích từ bài giảng: Làm thế nào trẻ thơ tiếp nhận giáo dục đạo đức – đã được hiệu chỉnh)

Comments are closed.