CÁC VỊ TRÍ HUYỆT Ở LÒNG BÀN TAY VÀ NGÓN TAY

1Buổi sáng nay có một bạn nữ hỏi thầy NHƯ lợi ích như thế nào khi vỗ hay bàn tay chạm vào nhau trong buổi nói chuyện về hệ THẦN KINH THỰC VẬT. Bài viết này sẽ nói rõ điều đó, hy vọng người bạn này sẽ đọc được bài viết trên đây.

Biết những điểm này trên bàn tay bạn sẽ không bao giờ bị cơn đau nào.

Bạn có biết rằng trên đôi bàn tay của mình cũng có những điểm thần kì và chúng ta có thể tự chữa các bệnh đơn giản chỉ bằng bằng cách bấm huyệt?

Bệnh tật xảy ra khi các cơ quan trong cơ thể có những “mối bất hòa”. Chúng có thể đến từ những thói quen xấu, chế độ ăn uống, suy nghĩ tiêu cực… Do đó, chúng ta phải có những chế độ sinh hoạt hợp lý để hạn chế bệnh tật.

Tất nhiên, trong suốt cuộc đời, bạn không thể không bị bệnh. Có những bệnh chúng ta phải đến bệnh viện nhưng cũng có những bệnh chúng ta có thể tự chữa. Đặc biệt, ta có thể làm điều đó thông qua đôi bàn tay của mình. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung một số “bí kíp phòng thân”.

XOA BÓP HAI BÊN SƯỜN TAY
Y học ngày nay đã chứng minh có rất nhiều cách để chữa trị căn bệnh cao huyết áp, ta có thể dùng tay ấn vào huyệt Hợp cốc và Hậu khê ở hai bên của bàn tay. Huyệt Hợp cốc nằm ở trên mu bàn tay, là giao điểm giữa ngón cái và ngón trỏ. Khi ngón tay trỏ duỗi thẳng ra, huvệt này thông với mạch lạc Đại trường kinh.
Mạch lạc Đại trường kinh gồm có các huyệt như: Nhân nghênh, Đản trung, Cự khuyết… có tác dụng chữa trị căn bệnh cao huyết áp. Huyệt Nhân nghênh tuy nằm ở hai bên yết hầu, nhưng lại thông với mạch lạc Đại trường kinh.

Nếu lấy huyệt Hợp cốc trên mu bàn tay làm trung tâm, thì từ ngón tay trỏ cho đến cả cánh tay khi chịu sự tác động của nó, có thể tạo ra xung kích đến thẳng huyệt Nhân nghênh. Như chúng ta đã biết, huyết quản bị co thắt, có thể làm cho huyết áp tăng lên. Nếu ta ấn tay vào huyệt Hợp cốc sẽ giải toả được sự co thắt của các huyết quản ở cổ, sau gáy, và yết hầu.

Khi ngón tay út duỗi thẳng ra, huyệt Hậu khê sẽ thông với mạch lạc Tiểu trường kinh, Do Tiểu trường kinh có mốì quan hệ mật thiết với các vùng hai bên gáy và hộp sọ sau, nên khi tác động vào huyệt Hậu khê, thì có thể làm giảm mức độ căng của các cơ sau gáy. Tìm huyệt Hậu khê rất đơn giản.

Lúc nắm tay lại, chỗ thịt lòng bàn tay lồi ra ở bên mép ngoài của ngón tay út là huyệt Hậu khê. Huyệt này nằm trên đốt xương của ngón tay út.

Phương pháp xoa bóp được tiến nành như sau: lật úp bàn tay trái xuống, dùng ngón cái tay phải ấn vào huyệt Hợp cốc, ngón tay giữa ấn vào huyệt Hậu khê, đầu tiên bóp nhẹ, tiếp đến bóp manh.

Ta có thể dùng cả ngón áp út và ngón út để ấn vào huyệt Hậu khê, làm cho hiệu quả càng căng lên. Lúc bóp huyệt như vậy, ta có cảm giác nhói đau, nhưng sau quen dần sẽ có cảm giác thoải mái. Hai tay thay đổi nhau bấm huyệt trong khoảng từ 4 đến 5 phút.

Nếu như chỉ bấm huyệt một tay, người bệnh có cảm giác rất đau.Vì vậy phải có sự thay đổi tay khi bấm huyệt.

Thực hiện động tác bấm huyệt như trên trong khoảng 10 phút, giúp cho huyết áp người bệnh giảm xuống từ 10 đến 15 mmHg. Nếu như không thể bóp hai huyệt cùng một lúc, người bệnh có thể bấm riêng từng huyệt. Mỗi ngày bấm huyệt hai lần, ít nhất là 1 ngày 1 lần. Nếu một ngày một lần, người bệnh bấm huyệt trước khi đi ngủ.

Lúc thực hiện phương pháp này, cơ thể phải thoải mái, ta có thể thực hiên trên giường hoặc trong lúc tắm là tốt nhất.

BẤM HUYỆT ĐẦU NGÓN TAY VÀ LÒNG BÀN TAY

Cách bấm huyệt trên các ngón tay và lòng bàn tay được nhà nghiên cứu Y học Hàn Quốc, Liễu Thái Hựu phát triển rất hoàn thiện.

Phương pháp của ông chỉ cần bấm vào các đầu ngón tay là có thể đem lại hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh.

Ở những phần trước đã giới thiệu qua một vài phương pháp bấm huyệt tay, nhưng đối với riêng phương pháp này của nhà nghiên cứu Y học Liễu Thái Hựu không chỉ được phổ biến một cách rộng rãi, mà còn được nhiều nước trên thế giới hết sức quan tâm. Một trường đại học Y khoa Nhật Bản đã áp dụng phương pháp này trong thí nghiệm về lâm sàng học đã đạt được những kết quả bất ngờ.

Phương pháp của Liễu Thái Hựu cho thấy: những cơ quan trên cơ thể con người đều có sự liên quan với các huyệt đạo trong lòng bàn tay. Sự tương ứng này được thể hiện rất đơn giản, ví dụ như lòng bàn tay ứng với khuôn mặt của con người, sống lưng bàn tay tương ứng với lưng. Nếu bạn đặt bàn tay đối diện mặt, lúc đó bạn có thể thấy: ngón giữa tương ứng với đầu, ngón trỏ tương ứng với tay phải, ngón áp út tương ứng với tay trái, ngón cái tương ứng với chân phải, ngón út tương ứng với chân trái.

Lúc đó, bạn sẽ thấy ngón vô danh, ngón út tương ứng với các phần thuộc về phía chân và tay phải, ngón trỏ và ngón cái,tương ứng với phần thuộc về phía chân và tay trái. Như vậy từ bàn tay, người ta có thể tìm thấy những phần tương ứng trên cơ thể.

Trong đó ngón giữa cần phải chú ý nhất, bởi vì ngón giữa là trọng tâm của cơ thể con người, nó tương ứng với các cơ quan chủ chốt của cơ thể như bộ phận đầu, yết hầu, bụng, âm đạo, dương vật….Các huyết đạo chủ yếu của cơ thể chúng ta đều tập trung ở các cơ quan này. Vì vậy ta có thể nói chỉ cần bấm huyệt Bách hội ở đầu ngón tay giữa có thể chữa được rất nhiều căn bệnh. Một trong những căn bệnh có thể chữa được bằng phương pháp này, đó chính là bệnh cao huyết áp mà rất nhiều người luôn lo sợ.

Ở các phần trên đã trình bày, hệ thần kinh con người được chia thành hai vùng thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm thường bị xung kích bởi các áp lực bên ngoài, làm cho nhịp đập của tim tăng nhanh, huyết quản co thắt, huyết áp tăng lên.

Nếu như vùng thần kinh giao cảm phụ hoạt, động thì mọi trạng thái xấu kia được giảm bớt, hoặc không còn. Trong lúc, cả hai vùng thần kinh giao cảm cùng hoạt động thì huyết áp con người trở lại bình thường. Nếu như nhiều áp lực tác động vào hệ thần kinh, huyết áp vẫn có thể tăng lên.

Vì vậy, để giảm huyết áp, người bệnh có thể hạn chế sự phấn khích của vùng thần kinh giao cảm chính, khiến cho vùng thần kinh gioa cảm phụ lấy lại thế cân bằng.

Các huyệt đạo có thể hạn chế sự phấn khích của thần kinh giao cảm chính, đó là huyệt Bách hội nằm ở đỉnh đầu, hay nằm ở đầu ngón tay giữa. Ngoài ra, giữa lòng bàn tay tương ứng với huyệt này có thể tương đương với bấm vào huyệt Thái dương, kích hoạt vùng thần kinh giao cảm phụ hoạt động.
Hồng Kỳ (BT)

Comments are closed.