Trong mỗi con người, nếu thuộc tính DƯƠNG quá nhiều rất dễ sinh ra căng thẳng hoặc quá hưng phấn, manh động, liều lĩnh, nóng nảy và thường khó thành công trong công việc.
Nếu ÂM quá nhiều sẽ sinh ra ủy mị, trì trệ, kém năng động, hay buồn rầu, chán nản không quyết đoán và thường làm lỡ mất cơ hội.
Với người DƯƠNG nhiều [LỰC ĐỘNG – tiếng Phạn RAJAS], khi lực nầy chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta thường trở nên kích động, nóng nảy, bồn chồn, lo lắng và thường rất khó giữ được bình tĩnh khi bị những nguyên nhân xấu tác động.
Với người ÂM nhiều [LỰC TĨNH – tiếng Phạn TAMAS], khi lực nầy chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta sẽ bị đần độn trí tuệ, thường buồn ngủ, mê muội, lơ đễnh, thiếu nghị lực và sự sáng tạo.
Người nào cân bằng ÂM DƯƠNG [LỰC TRI GIÁC – tiếng Phạn SATTVA], khi lực nầy chiếm ưu thế trong tâm trí và cơ thể, ta luôn luôn cảm nhận được sự an lạc, thanh thản thoải mái. Tâm trí ta dễ dàng hướng đến mức độ cao hơn của tâm thức.
Để giảm sự căng thẳng, nóng nảy và giúp cân bằng lại ÂM DƯƠNG. Tôi giới thiệu đến các bạn một phương pháp sau đây.
Thứ nhất: THỨC ĂN…
Thứ hai: THỞ ÂM
Thứ ba: TẬP TRUNG
THỨC ĂN HẤP THU NHIỀU NĂNG LƯỢNG ÂM
[dành cho người thường nóng nảy]
Thực vật: CỦ, như củ khoai lang, khoai tây, khoai mì, khoai môn, khoai từ…
Động vật: CÁ, như cá lóc, cá rô, cá bống kèo, cá bống dừa. .
THỞ ÂM
Thở 2 thời: THỞ RA DÀI GẤP ĐÔI HÍT VÀO.
Thở 3 thời; THỞ RA, NGƯNG THỞ, HÍT VÀO… [thở ra dài, ngưng thở ngắn, hít vào ngắn]…
Lợi ích thở 2 thời và 3 thời ÂM
THẦN KINH TRUNG ƯƠNG: Làm giảm sự căng thẳng. Sản sinh nội tiết tố MELATONIN, làm êm dịu hệ thần kinh trung ương, dần dần tiến tới kiểm soát cảm xúc.
THẦN KINH THỰC VẬT: Làm hưng phấn đối giao cảm và ức chế giao cảm. Làm cho tim đập chậm lại, tăng lượng máu cho não và tim. Giúp tăng nội tiết INSULIN rất có lợi đễ chữa bệnh tiểu đường. Bằng phương pháp thở nầy sẽ thay thế thuốc chích INSULIN từ ngoài vào cơ thể.
HÔ HẤP, TIÊU HÓA, BÀI TIẾT: Thở… kết hợp với động tác cúi, ngửa… sẽ tống các khí độc ô nhiễm CARBON DIOXIDE ra khỏi đáy phổi, hốc phổi. Nơi khí dơ thường dễ đóng lại và làm cho buồng phổi trống trải để tiếp đón luồng không khí trong lành theo hơi thở vào.
Làm tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, giúp mau đói và ăn ngon. Đặc biệt đối với người bị suyễn, bệnh phổi tắt nghẻn mản tính cũng cần phải tập luyện thì thở ra dài hơn hít vào.
TẬP TRUNG
Vào THIỀN, hãy tập trung vào luân xa 3 [MANIPURA] ÂM… dưới rốn 3 phân.
Có 7 luân xa : Từ 1 đến 3 là ÂM, từ 5 đến 7 là DƯƠNG, luân xa 4 ÂM DƯƠNG.
Theo y học cổ truyền “THẦN ĐÂU KHÍ ĐÓ”. Vì vậy khi tập trung vào vùng bụng dưới [luân xa 3] thì khí huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, và làm êm dịu thần kinh.
HÃY NHỚ ĐẾN VÙNG BỤNG DƯỚI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAU ĐÂY
– TRƯỚC KHI NGỦ
– NGHỈ GIỮA GIỜ
– CHỜ ĐỢI
– PHỎNG VẤN
– TRƯỚC KHI BƯỚC VÀO PHÒNG THI
– KHI CƠN GIẬN VỪA MỚI BẮT ĐẦU.